Cơ thể con người có tổng cộng 206 xương tất cả. Tất cả các xương hầu như đã xuất hiện từ lúc con người sinh ra. Cấu trúc cơ bản ban đầu của xương là sụn, tuy nhiên, chỉ vài tuần sau đó, sụn sẽ hóa xương và trở nên rắn chắc.
Quá trình hình thành và phát triển của hệ xương
Quá trình sụn chuyển hóa thành xương chủ yếu là làm gia tăng thành phần Canxi (chủ yếu), các khoáng chất và làm dày đặc sợi Collagen hơn. Quá trình này cần đến khoảng 20 năm để hoàn chỉnh, có nghĩa quá trình hình thành và phát triển của xương diễn ra liên tục cho đến tuổi trưởng thành (25-30 tuổi). Lúc này con người đạt khối lượng xương đỉnh cao nhất.
Xương trẻ em thường nhỏ hơn xương người lớn và chứa nhiều vùng xương tăng trưởng hơn (các bản tăng trưởng). Các bản tăng trưởng này bao gồm các tế bào sụn có thể sinh sản nhanh, ngày càng dài, ngày càng chắc và chứa nhiều khoáng chất hơn. Vì vậy, trẻ đang trong giai đoạn đang lớn nhanh (ví dụ tuổi tiền dậy thì và dậy thì), cần tăng cường bổ sung Canxi, các khoáng chất, Collagen... sẽ góp phần giúp trẻ tăng chiều cao nhanh hơn, có hệ xương chắc khỏe, dẻo dai và có thể đạt khối lượng xương đỉnh tối đa khi trưởng thành.
Xương luôn được tái tạo trong cả cuộc đời, các tế bào xương mới liên tục được tạo ra đế thay thế cho các tế bào đã già cỗi. Bởi trong xương luôn diễn ra đồng thời hai quá trình là tạo xương và hủy xương. Ở tuổi đang lớn, quá trình tạo xương sẽ lớn hơn quá trình hủy xương, lúc đó xương sẽ dài ra và giúp trẻ tăng chiều cao. Đến tuổi trưởng thành, khối xương đạt giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh và duy trì đến năm 30 tuổi, lúc đó hai quá trình này cân bằng nhau. Sau tuổi 30, quá trình hủy xương thường lớn hơn quá trình tạo xương, xương bắt đầu suy yếu và khi đó xảy ra quá trình mất xương (giảm mật độ xương).
Quá trình mất xương diễn ra như thế nào?
Mất xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.
Quá trình mất xương sinh lý (do tuổi)
Từ sau tuổi 30, sự mất xương sinh lý bắt đầu xảy ra, mật độ xương giảm khoảng 0,1% – 0,5% mỗi năm. Giai đoạn này gọi là thời kỳ mất xương chậm.
Sau 40 tuổi, ở phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Ở giai đoạn này, phụ nữ có thể mất xương từ 1-3% mỗi năm và kéo dài 5 – 10 năm sau khi ngừng hoạt động kinh nguyệt. Trong khi ở nam, sự mất xương vẫn diễn ra nhưng ở mức từ từ.
Mặt khác, ở phụ nữ khối lượng xương đỉnh thường thấp hơn nam, ít vận động thể lực hơn nam, rồi lại phải mang thai, sinh đẻ… nên phụ nữ có bộ xương yếu hơn, có nguy cơ mất xương nhanh hơn và loãng xương diễn ra sớm và nặng hơn nam giới.
Quá trình mất xương thứ phát (do các yếu tố nguy cơ gây loãng xương):
Có một số yếu tố nguy cơ làm cho quá trình mất xương xảy ra nhanh hơn tình trạng mất xương do tuổi, và có thể xảy ra cả với người trẻ. Các yếu tố nguy cơ như: Kém phát triển thể chất từ nhỏ, ít hoạt động hoặc bất động, phụ nữ sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh mãn tính đường tiêu hóa, các bệnh nội tiết (bệnh tuyến giáp, tiểu đường,…), bị suy thận mãn, bệnh xương khớp mãn tính hoặc sử dụng một số thuốc gây ức chế hấp thu Canxi và tăng đào thải Canxi như Corticoid, Insulin,…
Quá trình mất xương xảy ra âm thầm, được ví như tên ăn cắp vặt giấu mặt, mỗi ngày chúng lấy đi của cơ thể một chút, lấy dần các khoáng chất quý báu của xương, đến khi có dấu hiệu lâm sàng là lúc đã bị loãng xương (cơ thể đã mất đi khoảng 30% khối lượng xương), dẫn tới biến chứng nặng, mà hậu quả cuối cùng là gãy xương do loãng xương. Biến chứng này rất khó hồi phục và gây nguy cơ tử vong rất cao.
Làm chậm quá trình mất xương sẽ giúp xương luôn chắc khỏe dẻo dai và giúp dự phòng loãng xương hiệu quả:
Để làm chậm quá trình mất xương, thì phải đồng thời tăng quá trình tạo xương và giảm quá trình hủy xương. Do đó cần thiết phải:
- Trong suốt cuộc đời, cần duy trì cho xương một chế độ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cấu thành và giữ để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếp sống lành mạnh, hoạt động thể thao đều đặn, tránh các thói quen xấu làm giảm hấp thu Canxi và tăng hủy xương.
- Từ sau tuổi 30, cần chú trọng bổ sung đầy đủ Canxi, các khoáng chất giúp bù đắp lượng khoáng chất bị mất đi trong quá trình mất xương.
- Cần phát hiện, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây mất xương. Khi đó cần bổ sung ngay Canxi, các khoáng chất cần thiết khác cho xương.
Để hỗ trợ phát triển chiều cao vượt bậc trong năm 2016, bạn có thể sử dụng thêm TPCN GH Creation, một sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao của Nhật giúp bạn nhanh chóng đạt được chiều cao như ý.
Công dụng:
- GH Creation hỗ trợ phát triển xương để chiều cao được cải thiện một cách tự nhiên.
- GH Creation bổ sung hóc moon tăng trưởng, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy tăng trưởng lớp sụn
- GH Creation giúp phòng chống loãng xương, giòn xương, giúp xương và răng chắc khỏe.
Cửa hàng Chăm sóc Sức khỏe
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 0949.522.368
Lưu ý: Cầu thủ số 1 thế giới Messi cũng đã sử dụng phương pháp này!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét